Phân tích Customer Insight cho sản phẩm Vest nam

  • Chào mọi người, việc tìm ra Customer insight cho mỗi sản phẩm trước khi bán ra thị trường là một yếu tố hết sức quan trọng mỗi khi bạn bắt đầu cho một sản phẩm mới ra thị trường. Vậy Customer Insight là gìtìm ra Customer Insight bằng cách nào?. Đệ Nhất Độc sẽ cùng các bạn tìm hiểu cụ thể qua việc phân tính một ví dụ cụ thể là Sản phẩm Vest nam nhé

Nội dung bài viết :

1. Customer Insight là gì?

  • Customer insight là việc (tìm cách) thấu hiểu một cách sâu sắc ý nghĩ, mong muốn, sự thực ẩn dấu nằm sâu trong tâm trí người tiêu dùng chưa được nói ra rõ ràng ở mức độ vượt trên cả những gì khách hàng tự xác định cho bản thân.
  • Customer insight là tìm kiếm động cơ (motivation) bên trong thúc đẩy, điều khiển hành vi ứng xử và các quyết định, hành động (decision making, behavior,..) của con người.
  • Customer insight trả lời cho câu hỏi”Tại sao khách hàng cư xử như vậy”?Trong khi nghiên cứu Marketing truyền thống chỉ trả lời câu hỏi: “khách hàng(sẽ) hành động, quyết định như thế nào?”
  • Mỗi nhãn hiệu có cách nhìn khác nhau về người tiêu dùng thể hiện qua CUSTOMER INSIGHT. Đây là Tiền đề cho sự khác biệt trong các chiến lược định vị thương hiệu.
  • Customer insight giúp các nhà quản trị chiến lược hiểu rõ hơn yếu tố cảm tính trong tâm trí của khách hàng và công chúng.Đây chính là điểm mấu chốt khi xây dựng mô hình định vị cạnh tranh

2. Tìm ra Customer Insight bằng cách nào?

  • Việc tìm ra Customer insight  cho một sản phẩm là không hề dễ dàng, chính vì thế để cho các bạn dễ hiểu thì mình sẽ lấy một ví dụ cụ thể là sản phẩm Áo Vest Nam ra cùng phân tích cho các bạn xem nhé

Dữ liệu đầu vào

  • Sản Phẩm cụ thể: Quần áo – vest nam phân khúc tầm trung
  • Mô tả khách hàng đã phân tích được:
    – Tuổi: 22 – 35
    – Giới Tính: Nam
    – Ở đâu: Hà Nội
  • Thói quen mua hàng: Mua hàng có thương hiệu,chủ yếu là nhân viên công sở, thích GYM, chủ sở hữu điện thoại thông minh, v.v…

Phân tích Customer Insight

Phân khúc thị trường

  • Khu vực : Hà Nội
  • Độ rộng :
    – Nam giới từ 22 – 35t sinh sống tại Hà Nội và người thân của họ ( Trên kênh Online ).
    – Nam giới từ 22 – 35t trong khu vực quanh cửa hàng ( Nếu có Offine)
    => Ước lượng số khách hàng tiềm năng.

Phân khúc khách hàng

  • Mô tả khách hàng đã phân tích của đề bài mới xác định được yếu tố nhân khẩu học cơ bản, mình sẽ đưa ra quan điểm sâu hơn với 2 phân khúc khách hàng tiềm năng nhất :
  • Nhóm khách hàng từ 22 – 27 tuổi:
    – Nghề nghiệp : Sinh viên/ Người học hoặc Người đi làm ( Nhân viên)
    – Đặc điểm nhận thức : có trình độ học vấn, có nhu cầu giao tiếp xã hội, có xu hướng phát triển bản thân, thường chưa có nhu cầu lập gia đình. Quan tâm đến thời trang bình dân.
    – Đặc điểm tài chính : Tài chính chưa độc lập nhưng gia đình có tiềm năng kinh tế, Hoặc thu nhập chưa ổn định, ở mức trung bình – khá.
  • Nhóm khách hàng từ 27 – 35 tuổi:
    – Nghề nghiệp : Người đi làm, doanh nhân, quản lí.
    – Đặc điểm nhận thức : có trình độ học vấn cao, giao tiếp xã hội thường xuyên, có nhu cầu lập gia đình, nhu cầu và khả năng mua sắm cao. Quan tâm đến thời trang thương hiệu.
    – Đặc điểm tài chính : Tài chính độc lập, thu nhập ổn định từ mức khá trở lên.

Phân tích các yếu tố quyết định hành vi mua hàng cụ thể

  • Nghề nghiệp : Vest và quần áo công sở liên quan mật thiết đến Nghề nghiệp và công việc của người dùng.
  • Nhóm Sinh viên/ Người học: Sinh viên từ 22 -27 tuổi trở lên đa phần là sinh viên năm cuối, người học bằng cấp nâng cao ( công chức, thạc sĩ, tiến sĩ..), du học sinh. Nhóm sinh viên này có nhu cầu sắm sửa cao để bước vào đời sống công sở, hoặc sử dụng vest trong các hoạt động dự án, thuyết trình, thi tuyển..
  • Có thể tiến hành Research 2 nhóm điển hình nhất :
    – Ngành Kinh tế gồm SV Ngoại thương, Ngoại giao, RMIT..:
    + Có điều kiện kinh tế ( Học phí các trường Top đều rất cao )
    + Có xu hướng tham gia các hoạt động và doanh nghiệp quốc tế
    – Ngành Kĩ thuật gồm SV Công nghiệp, Bách Khoa..
    + Có xu hướng nghề nghiệp tại các Khu công nghiệp nước ngoài
    + Nhu cầu đi Tu nghiệp sinh ( Quy định Vest ) cao
  • Nhóm Người đi làm ở độ tuổi 22 – 35T:
    – Doanh nhân
    – Saleman ( Bất động sản, Ngân hàng, Kinh doanh quốc tế, Chứng khoán, Đào tạo, Du học, Quảng cáo, Xuất nhập khẩu..)
    – Khách sạn
    – Nhân sự
    – Luật sư/ Pháp chế
  • Địa vị xã hội : Workers, Leader, Manager, Director, Boss…..
  • Mối quan hệ : Dựa trên nghề nghiệp như trên.

Tâm lý mua hàng

  • Trong đề bài mới chỉ đề cập đến thói quen mua hàng. Nếu chỉ phân tích thói quen sẽ không tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng, bởi thói quen mua sắm là ngắn hạn và khá hạn chế về thông tin. Mình xin được phác hoạ chân dung dựa trên các yếu tố khác của TÂM LÝ MUA HÀNG, gồm:
  • Sở thích:
    – Thế thao : Gym, Thể thao trong nhà ( dựa trên yếu tố Kinh tế, Thời gian, Lối sống)
    – Thời trang : Đồng hồ, Nước hoa, Đồ da, Gel, Đồ thể thao,
    ( Vest, Đồng hồ, Nước hoa, Đồ da, Gel, Cavat là một SỰ ĐỒNG BỘ. Khi phân tích khách hàng thời trang, nên dựa vào các yếu tố đồng bộ sẽ tìm được khách hàng tiềm năng lớn hơn là khách hàng chỉ quan tâm đến 1 yếu tố )
    – Du lịch, Sách kinh doanh..
  • Quan tâm :
    – Du học, Nhật Bản ( Thị trường quy định về vest), thi tuyển quốc tế
    – Ô tô, Bất động sản, Ngân hàng, Kinh doanh.
    – Các dịch vụ Cưới.
  • Thói quen :
    – Khung giờ Online : Buổi trưa, Tối.
    – Sử dụng điện thoại thông minh
    – Checkin: Resort, Buiding, Restaurant, địa điểm nổi tiếng. ( Phượt thủ Checkin Mù Cang Chải thường mặc rằn ri chứ hông mặc Vest, hihi )
    – Mua hàng Online hoặc Offline, hàng có thương hiệu.
    – Thanh toán qua thẻ
  • Nhóm ảnh hưởng: Doanh nhân, Người nổi tiếng ( Cầu thủ, diễn viên kinh điển), Người truyền cảm hứng ( Đừng Target nhầm mấy fan Hàn Quốc thì hơi sai sai)

Vấn đề lớn nhất: định vị sản phẩm

  • Cái này chưa thấy đề bài tính đến, nhưng đây gần như là yếu tố quyết định để định vị thương hiệu : Giá trị cốt lõi của Sản phẩm. Hành vi quyết định mua hàng cá nhân là cái tôi của mỗi người tiêu dùng khi mua hàng và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên. Vậy nên, cần tìm ra Đặc tính khác biệt của sản phẩm là gì ? Đặc điểm này phù hợp với “ Deep Insigh” nào ở khách hàng ?
  • Target phân khúc có thể tạo ra 80% khách hàng tiếp cận, nhưng tìm đúng đặc tính đáp ứng Deep Insight của khách hàng thì thương hiệu của bạn có thể tìm thấy 20% khách hàng trung thành. Và 20% này sẽ mang lại 80% doanh số, theo quy luật 80/20

3. Lời kết

  • Trên đây mình đã phân giải thích cho các bạn Customer Insight là gì đồng thời trả lời câu hỏi tìm ra Customer Insight bằng cách nào? qua một ví dụ hết sức cụ thể là dòng sản phẩm áo vest nam. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn tìm ra được mong muốn, suy nghỉ ẩn sâu của khách hàng từ đó có chiến lược tiếp cận cho phù hợp

 

4.8/5 - (34 bình chọn)

Post Comment