WordPress

Perfmatters – Plugin tăng tốc website với WP-Rocket tốt nhất

Wp-Rocket là một plugin rất tốt trong việc tối ưu cũng như tăng tốc độ website của bạn nên. Tuy nhiên không có gì là toàn vẹn cả, Wp-Rocket vẫn có những nhược điểm cụ thể như: tắt emojis, tắt embeds, xóa query strings….Và Perfmatters ra đời giúp khắc phục những nhược điểm đó.

1. Perfmatters là gì?

Perfmatters một plugin tăng tốc hiệu xuất cho WordPress, được viết ra bởi hai anh em nhà Jackson là: Brian Jackson và Brett Jackson. Perfmatters giúp chặn tải những file không cần thiết, giảm HTTP requests từ đó giúp tăng tốc website lên từ 20-30%. Plugin này hiện đang được bán 19.95$/1 website/1 year và 99.95$/không giới hạn website/1 year

Cơ chết hoạt động của Perfmatters sẽ tắt các thứ không cần thiết, ảnh hưởng tới hiệu năng WordPress như Emojis, Embeds, Heartbeat API, Cart Fragments (AJAX), giới hạn số lần sửa bài viết được lưu … từ đó giúp tăng tốc độ website

Ví dụ như bạn cần load 1 file để hỗ trợ cho việc gửi thư, nhưng vấn đề là chỉ trang “Liên hệ” thì mới cần file đó, mặc định thì WordPress sẽ load file đó ở tất cả các trang, tuy nhiên perfmatters sẽ tắt việc load file đó ở tất cả các trang, chỉ để ở trang “Liên hệ”, bằng cách này bạn sẽ giảm được rất nhiều request dư thừa và nó còn rất nhiều tính năng khác để có thể nhận là plugin số 1 về tăng hiệu năng cho WordPress

2. Sử dụng Perfmatters

2.1 Cài đặt

Để cài đặt plugin Perfmatters các bạn kéo xuống dưới cùng và tải file Perfmatters.zip về máy sau đó upload lên website và cài đặt như bao plugin wordpress khác

2.2 Tùy chỉnh cài đặt cho Perfmatters

Để có thể thiết lập các mục cài đặt trong Perfmatters các bạn vào Cài đặt > Perfmatters

Tại đây có rất nhiều tính năng như được liệt kê dưới đây. Các bạn có thể bật các chức năng mình muốn. Tuy nhiên như mình là mình bật hết các chức năng lên ( trừ mục WooCommerce vì website bạn nào có sử dụng Plugin này mới dùng nhé, website mình là website tin tức nên không dùng chức năng này)

Các chức năng cơ bản trong Perfmatters

  • Disable emojis
  • Disable embeds
  • Remove query strings
  • Disable XML-RPC
  • Remove jQuery migrate
  • Remove WordPress version number
  • Remove wlwmanifest link
  • Remove RSD link
  • Remove shortlink
  • Disable RSS feeds
  • Remove RSS feed links
  • Disable scripts per page/post
  • CDN Rewrite
  • Disable self pingbacks
  • Disable WordPress Heartbeat API
  • Change Heartbeat API frequency
  • Disable and limit post revisions
  • Remove REST API links
  • Change autosave interval
  • DNS prefetching
  • Disable WooCommerce scripts and styles
  • Disable WooCommerce widgets
  • Disable WooCommerce status meta box
  • Disable WooCommerce cart fragments (AJAX)
  • Disable Google Maps API

Thật ra mà nói, việc bật các chức năng kể trên, bạn có thể sử dụng các plugin khác, hoặc thêm code bằng tay thẳng vào các file config, functions …Tuy nhiên với perfmatters chủ yếu giúp việc này đơn giản và trực quan hơn cho các bạn không biết nhiều về code như mình

Cũng không hẳn bật các tính năng của perfmatters là tốt, điển hình như khi bạn bật chức năng Disable Google Maps API, thì khi bật tùy chọn này, sẽ làm cho website không load được map từ google nữa, thế nên tùy nhu cầu của mình mà sử dụng các bạn nhé

Tính năng mạnh mẽ nhất và đáng giá nhất chính là chức năng Scripts Manager bên trong tab Extras của Perfmatters plugin, đây cũng là thứ mình thấy đáng tìm hiểu nhất về perfmatters, nên mình sẽ nói sâu chút về chức năng khá hay ho này

Với chức năng này, bạn có thể tắt bật việc load file Js và Css ở mọi vị trí bạn muốn, cho phù hợp với nhu cầu của mình, tuy thế điểm khá đáng tiếc, là chính vì cơ chế load các file theo vị trí như thế, perfmatters chạy với Fast Velocity Minify không hợp, vì với Fast Velocity Minify nó gom hết tất cả file Js và Css vào thành 1 file rồi load 1 cục cho nhanh

Trên thực tế mà nói, thì các file Js hay Css nó cũng chỉ load lần đầu tiên, sau đó được cache lại trên trình duyệt, nên việc perfmatters tối ưu tới load file nào ở vị trí nào thì cũng không được tối ưu lắm, cá nhân mình nghĩ nó không thật sự là hiệu quả, và việc sử dụng perfmatters cũng cần rất nhiều kiến thức về các plugin để biết cái nào bật, cái nào tắt, cái nào load ở đâu nên không dành cho các tay mơ không biết nhiều về code

Tuy nhiên nói đi rồi cũng phải nói lại, nếu hoàn toàn làm chủ perfmatters thì mình tính toán, site có thể tăng khoảng 20-30% hiệu xuất ở lần truy cập đầu tiên, perfmatters cũng sẽ ít bị lỗi hơn so với việc dùng các plugin khác như Fast Velocity Minify, anh em nhà Jackson, những người viết nên perfmatters cũng rất hiểu mình đang làm cái gì, các tính năng được họ giải thích rất cụ thể trong hướng dẫn ( các bạn có thể xem qua Tại Đây )

Mà lạ một tí, là không hiểu sao phần WooCommerce họ không làm thêm tùy chọn bỏ phần password strength, vì cái này sơ sơ giúp bạn bỏ đi được ~ 400kb ở mọi trang mà nhỉ?

3. Lời kết

Thật sự mình đánh giá cao tác giả viết nên perfmatters cũng như Plugin perfmatters mà họ viết ra. Nếu không sử dụng plugin này thì các bạn có thể sử dụng 4-6 plugin miễn phí khác có chức năng tương tự, tuy nhiên cài càng nhiều thì website càng nặng và load chậm. Nên tính ra dùng 1 plugin mà có nhiều chức năng thì vẫn ổn hơn

Cuối cùng là link tải perfmatters ver 1.1

https://drive.google.com/file/d/1jRd8NpT5SffvokpFyunvbRuEvcCUjTCq/view?usp=sharing

5/5 - (5 bình chọn)

2 Comments

Post Comment